THÔNG BÁO
GIỚI THIỆU
    TIN TỨC - SỰ KIỆN
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    Số người đang online: 85
    Số lượt truy cập: 6719950
    QUẢNG CÁO
    Xây dựng trường học hạnh phúc ! 5/2/2024 10:17:42 AM
    Xây dựng trường học hạnh phúc là việc hướng tới hình thành các giá trị cốt lõi yêu thương, an toàn và tôn trọng; ở đó, cần chú trọng dạy “Người” cùng dạy “Chữ”. Để kiến tạo trường học hạnh phúc, cần phải có sự chung tay và tất cả sẵn sàng để thay đổi; mỗi thầy, cô phải là người truyền cảm hứng để mang đến cho học trò những giờ học hạnh phúc.

                

    thhp1.jpg


    Một ngôi trường hạnh phúc trước hết phải do giáo viên, học sinh và phụ huynh cảm nhận; ở đó học sinh, cán bộ, nhà giáo, người lao động thực sự có giá trị và được yêu thương, được tôn trọng, được an toàn, được thấu hiểu; phát triển nhà trường thành trung tâm văn hóa, thân thiện, văn minh, cùng hợp tác vì sự phát triển bền vững trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

    Xây dựng mô hình trường học hạnh phúc không phải một sớm một chiều mà cần phải có một quá trình. Đây là quá trình tác động lâu dài bằng nhiều biện pháp, phương thức khác nhau; phải trải qua lộ trình xây dựng tổ chức nhà trường, xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng các quy chế ứng xử, quy chế làm việc... trong nhà trường, làm cơ sở pháp lý cho giáo viên, học sinh và phụ huynh tham gia. Để xây dựng trường học hạnh phúc, Bắc Giang xác định tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

                Xây dựng môi trường trong các nhà trường (trường có cơ sở vật chất, trường học xanh, sạch đẹp, an toàn; quy tắc ứng xử trường học; đảm bảo sức khoẻ thể chất, tinh thần; tôn trọng sự khác biệt; thân thiện; cơ hội để phát triển). Cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện tối thiểu, đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục; cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên sử dụng hiệu quả các biện pháp giáo dục tích cực, nhân văn nhằm phát huy sự sáng tạo, say mê học tập, rèn luyện của học sinh. Nhà trường không xảy ra các hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường. Tập thể nhà giáo, cán bộ quản lý, học sinh chung sức thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong sáng, lành mạnh, thân thiện, đoàn kết, nhân ái, sáng tạo, tiến bộ. Nhà trường có bầu không khí phấn khởi, vui vẻ, hài lòng; mọi thành viên đều được yêu thương, tôn trọng và được đối xử công bằng. Học sinh được quan tâm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lý khi học tập và tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

    Nhà trường tạo cơ hội để mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh đều được phát triển tối đa năng lực, sở trường của bản thân; mọi thành viên luôn được quan tâm, động viên, giúp đỡ để cùng nhau thay đổi và tiến bộ. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, đảm bảo kỷ cương, nền nếp trong nhà trường.

                Thực hiện tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục (tích cực học tập nâng cao năng lực chuyên môn; học tập, kiểm tra, đánh giá phù hợp; lắng nghe, thấu hiểu, đối thoại tích cực; chuyển đổi số giáo dục,..).

    Thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên công bằng, dân chủ, hợp lý, phù hợp với năng lực, điều kiện của từng cá nhân. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên luôn đổi mới, sáng tạo, tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tích cực học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện đạo đức tác phong và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ. 

    Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống, hoạt động xã hội, từ thiện, hoạt động vui chơi, văn hóa, thể thao lành mạnh, an toàn. Học sinh được chủ động thể hiện năng khiếu, ước mơ, ý tưởng, có sự hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ nhau, không ngừng tiến bộ trong học tập, rèn luyện theo mục tiêu giáo dục.

                Thực hiện các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường (giáo viên làm gương cho học sinh; giáo viên và học sinh hợp tác chia sẻ, phối hợp hiệu quả với cha mẹ,...). Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh có các mối quan hệ tích cực, thân thiện. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; có cảm xúc tích cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc với học sinh, đồng nghiệp. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh được giúp đỡ, chia sẻ khi có hoàn cảnh khó khăn. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý công việc với đồng nghiệp và học sinh.

    Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phối hợp và hợp tác hiệu quả với cha mẹ học sinh, cộng đồng và các lực lượng có liên quan trong công tác giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường hạnh phúc.

                Muốn có trường học hạnh phúc, phải có người thầy chuẩn mực

                Để có trường học hạnh phúc, trước hết phải thực hiện thật tốt việc dạy và học chuyên môn, thầy phải dạy tốt, trò phải học tốt. Việc tạo ra sự chủ động của học sinh, học sinh có thích thú hay không, hào hứng với bài giảng hay không - đó mới là điều quan trọng. Xây dựng văn hóa học đường, trường học hạnh phúc, cốt lõi vẫn là thực hiện tốt chuyên môn khiến cho học sinh học tập một cách chủ động, tích cực. Xây dựng trường học hạnh phúc là hướng tới việc hình thành các giá trị cốt lõi yêu thương, an toàn và tôn trọng; ở đó, cần chú trọng dạy làm “Người” cùng dạy “Chữ”.

                Văn hóa học đường coi trọng tính gương mẫu của người thầy, coi trọng phát triển nhân cách, đạo đức, phẩm chất tinh thần của người học. Đặc biệt, văn hóa học đường đòi hỏi vai trò mẫu mực của nhà giáo. Cho nên muốn có văn hóa học đường, có trường học hạnh phúc thì phải có những người thầy chuẩn mực để dẫn dắt học sinh.

                Vai trò của Hiệu trưởng nhà trường

                Mỗi nhà trường là một xã hội thu nhỏ. Do vậy, mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc - nơi mà ở đó giáo viên và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau, nơi mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một ngày vui, một ngày hạnh phúc - càng cần được chú trọng xây dựng và vun đắp. Chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường phụ thuộc nhiều vào năng lực, kinh nghiệm quản lí của người Hiệu trưởng, vì họ là người đại diện chức trách hành chính nhà trường, người tổ chức phát triển nhà trường như một cộng đồng giáo dục, người nòng cốt điều khiển quá trình đào tạo của nhà trường, người khích lệ mọi sự canh tân của tập thể sư phạm... Có thể nói, hiệu trưởng chính là người trực tiếp gieo hạt mầm phát triển và hạnh phúc vào ngôi trường của mình; là người đầu tiên hiểu và thực hành, dẫn dắt đội ngũ của nhà trường đạt mục tiêu giáo dục và xây dựng văn hóa nhà trường..., nghĩa là mọi thay đổi cần bắt đầu từ chính người Hiệu trưởng.

    Hiệu trường cần có năng lực thấu hiểu, khả năng kiểm soát, khả năng thấu cảm và lan tỏa tới thầy cô giáo của mình. Hiệu trưởng là người chịu gánh vác trách nhiệm trong những lúc khó khăn nhất thì cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường sẽ có động lực để làm việc hết mình vì nhà trường.

    Trường học hạnh phúc" phải có thầy cô hạnh phúc

    Để kiến tạo nên trường học hạnh phúc, một trong các yếu tố then chốt chính là đội ngũ giáo viên. Thầy cô hạnh phúc mới lan tỏa được tới học sinh và ngược lại. Hạnh phúc của nhà giáo là sự trân trọng, tình cảm yêu quý mà học sinh dành cho. Đó cũng là sự tin tưởng, cảm giác gần gũi thân thiết mà phụ huynh dành cho thầy cô. Trong môi trường làm việc mà đồng nghiệp thân thiện, sẵn sàng chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như những khó khăn, tâm tư cảm xúc trong cuộc sống, giáo viên sẽ hạnh phúc, thêm tự tin để cống hiến. Người thầy sẽ hạnh phúc khi được xã hội, mà cụ thể là phụ huynh ghi nhận, thấu hiểu được những vất vả cũng như những gì họ đã làm được cho học sinh, cho xã hội.

    Thay đổi vì một trường học hạnh phúc

    Xây dựng trường học hạnh phúc là ước mơ, là khát khao của tất cả mọi người; là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi Thầy, cô thay đổi - Học sinh thay đổi -– Phụ huynh thay đổi - Xã hội thay đổi - Cùng nhau thay đổi vì Trường học hạnh phúc. Điều cốt lõi là tạo ra những mối quan hệ tích cực dựa trên niềm tin, sự tôn trọng, tình bạn, tình yêu, lòng biết ơn, lòng tốt. Chúng ta thực sự cần phát triển mối quan hệ tích cực giữa người với người ở mọi cấp độ, giữa học sinh với học sinh, với giáo viên, với phụ huynh; giữa giáo viên và phụ huynh. Một trường học chỉ hạnh phúc khi tất cả các thành viên trong môi trường ấy được thực sự vui vẻ, hạnh phúc.

    Đối với Trường Tiểu học số 2 Hồng Thủy, nhà trường đã  từng bước cụ thể hóa các nội dung xây dựng trường học hạnh phúc vào trong điều kiện của nhà trường theo các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định. Nhà trường chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi CBGVNV, học sinh và phụ huynh trong việc xây dựng trường học hạnh phúc, nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, xây dựng đạo đức nhà giáo với môi trường giáo dục, an toàn, thân thiện. Triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” ; “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”; phát huy các phong trào thi đua “Hai tốt”, “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. Xây dựng từng tiết học hạnh phúc, giờ chơi hạnh phúc, lớp học hạnh phúc tạo nên một môi trường làm việc thuận lợi, hạnh phúc bằng cách đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tạo sức hấp dẫn đối với học sinh, đổi mới công tác quản lý nhẹ nhàng hiệu quả, thuyết phục giáo viên, khơi dậy đam mê trong đội ngũ các nhà giáo tâm huyết với công việc.

    Trong mọi hoạt động giáo dục, đội ngũ nhà giáo và CBQL đều thực hiện phương châm mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, chú trọng phương pháp giáo dục học sinh bằng hình thức nêu gương. Tổ chức tốt nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn một cách sáng tạo; động viên, khuyến khích giáo viên tự học - tự rèn luyện, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện tác phong sư phạm để giáo viên tổ chức nhiều hoạt động hữu ích, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh. Mọi hoạt động liên quan đến dạy học, đến công tác quản lí được bàn bạc cởi mở, lắng nghe, thấu hiểu, đối thoại tích cực, tạo môi trường dạy học dân chủ hiệu quả. Ngoài ra,  nhà trường đã làm tốt công tác động viên, giúp đỡ, chia sẻ, tạo cơ hội để giáo viên và học sinh đều được phát triển tối đa năng lực của bản thân, không ai bị bỏ lại phía sau, không ai bị lãng quên.

    Xây dựng mô hình trường học hạnh phúc là một quyết tâm lớn của nhà trường trong công cuộc đổi mới GDPT 2018 nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu, đòi hỏi mà xã hội, đất nước đang đặt ra. Việc học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện mô hình trường học có tên gọi “Trường học hạnh phúc”, đó là những việc làm mà thầy và trò đang nỗ lực thực hiện nhằm xây dựng một môi trường học tập thân thiện, lành mạnh, văn minh  để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” bởi nhà trường  xác định xây dựng trường học hạnh phúc là một chặng đường dài, không có điểm dừng, đòi hỏi sự thay đổi về thái độ và hành động của nhà trường - gia đình - và toàn xã hội. Mỗi sự thay đổi là một tín hiệu mừng, góp phần tạo ra môi trường học tập hạnh phúc cho học sinh. Bởi suy cho cùng, giáo dục chỉ thật sự thành công khi đào tạo ra những công dân hạnh phúc.

                                                      



     

    Ban truyền thông
    TÌM KIẾM


    Hỗ trợ trực tuyến
    Nguyễn Thị Bích Thảo-Headmaster
    Nguyễn Thị Bích Thảo-Headmaster
    Võ Thị Hoài- Admin
    Võ Thị Hoài- Admin
    ĐĂNG NHẬP

    Tên đăng nhập
    Mật khẩu
    HÌNH ẢNH
    LIÊN KẾT WEBSITE


    TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HỒNG THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
    Điện thoại: 0232.3950023 - Email: thso2hongthuy@lethuy.edu.vn
    Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com